Bạn có đang phải khổ sở che giấu nụ cười rạng ngời của mình chỉ vì những khoảng trống do mất răng? Bạn có đang cảm thấy không an toàn với việc đeo răng giả và cảm thấy khó khăn trong việc ăn uống? Nếu bạn đang bị mất một hoặc nhiều răng và muốn lấy lại sự tự tin về nụ cười, lời nói và sự thoải mái trong ăn uống. Đây sẽ là một tin tốt cho bạn. Phẫu thuật trồng răng Implant sẽ giúp bạn thực hiện điều bạn mong muốn, trả lại sự tự tin về bản thân cũng như trong giao tiếp hằng ngày của bạn.
Trồng răng Implant là gì?
Trồng răng Implant hay còn gọi là cấy ghép Implant, là kỹ thuật cấy ghép Implant vào trong xương hàm để phục hồi chức năng và thẩm mỹ cho một hoặc nhiều răng bị mất.
Về hình dạng và cấu tạo, Implant nha khoa là một chân răng nhân tạo, mang hình dáng của một con vít. Chúng được sử dụng để thay thế cho phần chân răng đã bị hư.
Khi nào thích hợp để lựa chọn biện pháp trồng răng Implant?
Là khi bạn muốn phục hồi một hay nhiều răng bị mất đi, nhưng cần phải thỏa mãn một số điều kiện sau:
- Nơi đặt Implant phải có cấu trúc xương bình thường, đáp ứng yêu cầu về khối lượng và chất lượng xương.
- Mô mềm quanh răng không bị viêm nhiễm.
- Tuổi tối thiểu phải trên 18 tuổi đối với nữ và 20 tuổi đối với nam. Khi đó xương mới thực sự trưởng thành.
- Không có tuổi tối đa, miễn là tình trạng sức khỏe toàn thân đảm bảo cho phép thực hiện phẫu thuật và không ảnh hưởng đến việc lành xương.
Trồng răng Implant sẽ không phù hợp với những ai?
Vì đây là một phẫu thuật có xâm nhập nên sẽ không thích hợp áp dụng cho:
- Những phụ nữ đang có thai.
- Những người vệ sinh răng miệng kém hay đang có tình trạng viêm nhiễm tại vùng dự định đặt Implant. Bởi vì điều này sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng sau phẫu thuật và chậm lành thương.
- Những người mắc bệnh toàn thân ảnh hưởng đến phẫu thuật và sự lành thương tại vị trí cấy ghép. Ví dụ như đái tháo đường chưa kiểm soát tốt, bệnh tim mạch, nghiện rượu, thuốc lá hay đang xạ trị vùng xương hàm.
Có những loại cấy ghép Implant nào?
- Implant có thể được sử dụng để thay thế một răng đơn độc.
- Implant có thể được cấy vào xương hàm để giữ cầu răng (thường gồm 3 răng liền nhau)
- Hoặc có thể được sử dụng để giữ cố định hàm răng giả toàn phần hoặc một phần có thể tháo lắp.
Các phương pháp có thể thay thế khi trồng răng Implant không phù hợp?
- Cầu răng
- Hàm răng giả có thể tháo lắp
- Điều trị tủy
Tại sao việc trồng răng Implant là cần thiết?
Các bạn nên nhớ là vị trí răng bị mất đi luôn luôn cần được phục hồi. Bởi vì nếu khoảng trống do răng mất đi không được lấp đầy thì những răng còn lại có thể sẽ bị dịch chuyển về phía khoảng mất răng. Từ đó gây ra hiện tượng răng mọc lệch. Nếu để lâu ngày thì việc chỉnh hàm sẽ rất tốn kém và khó khăn hơn rất nhiều.
Quy trình trồng răng Implant diễn ra như thế nào và thời gian bao lâu?
Trước khi trồng răng:
+ Trước khi trồng răng bạn sẽ được nha sĩ thăm khám, khai thác thông tin bệnh sử, thực hiện các đánh giá nha khoa và đưa ra kế hoạch điều trị. Điều này nhằm đảm bảo rằng bạn không có bất kì chống chỉ định nào của việc phẫu thuật.
+ Nếu phương pháp trồng răng Implant phù hợp với bạn, tiếp theo bạn sẽ được thực hiện các phương tiện chẩn đoán khác nhau như CT – scanner hoặc X – quang nha khoa. Kết quả hình ảnh sẽ giúp nha sĩ xác định vị trí đặt Implant sao cho có độ chính xác cao nhất và ít xảy ra tai biến nhất.
Trong quá trình trồng răng: Thường trải qua hai giai đoạn chính
Giai đoạn thứ nhất:
Phẫu thuật lần đầu để cấy ghép Implant vào trong xương hàm.
- Giai đoạn này thường được thực hiện dưới sự gây tê tại chỗ. Trong quá trình này, những tế bào xương mới sẽ phát triển xung quanh để đảm bảo cho trụ Implant không bị xê dịch và đủ chắc chắn để hỗ trợ cho quá trình khôi phục lại răng.
- Sau khi cấy ghép Implant, quá trình lành thương thường sẽ kéo dài 4 – 5 tháng đối với hàm dưới và 6 – 7 tháng đối với hàm trên.
Giai đoạn thứ hai:
Kéo dài khoảng 2 tháng và được chia thành nhiều pha nhỏ.
- Giai đoạn này sẽ được phẫu thuật lần hai để đánh giá Implant có được cấy chặt vào xương hàm hay không. Ở giai đoạn này có thể sẽ có một số thay đổi. Có thể thay đổi Implant hoặc thay đổi vị trí đặt Implant nếu việc cấy ghép ở giai đoạn thứ nhất không đạt yêu cầu.
- Nếu trụ Implant đã được cấy thành công, quy trình phẫu thuật thứ hai được thực hiện. Nha sĩ sẽ phẫu tách phần nướu phía trên để lộ Implant bên dưới. Sau đó, đậy nắp Implant hay gắn trụ lành thương lên Implant. Cái nắp này được sử dụng để định hình cho mô nướu và hỗ trợ cho mão hoặc cầu răng phía trên.
- Cuối cùng là lắp một cái ống kim loại có chức năng như một trụ chống vào Implant. Tiếp theo đó sẽ gắn bộ phận giả (mão răng, cầu răng hoặc hàm giả) vào trụ chống.
Hãy liên hệ với nha sĩ của bạn để được tư vấn và lựa chọn loại mão tốt nhất, thích hợp cho nhu cầu của bạn.
NHA KHOA THẨM MỸ SEOUL – NỤ CƯỜI MỚI, CUỘC SỐNG MỚI
——— ❖❖❖ ——-
🏠 Địa chỉ: 61A, Trung Kính, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
🏠 Cơ sở 2: 12 Nguyễn Oanh, Phường 17, Quận Gò Vấp, TP.HCM.
☎ Hotline: 19002835 – 0853.128.222
💻 info@janhhee.thietkewebsite.pro
🕓 Giờ mở cửa : 8h00 – 21h (Tất cả các ngày trong tuần
Xem thêm: Bọc răng sứ thẩm mỹ
Răng sứ kim loại là gì, Cấu tạo và các loại răng sứ kim loại thường gặp